MÔ HÌNH 3 LỚP

Có lẽ trong quá trình học và đi làm, bạn đã từng nghe qua chữ 3 lớp (3-layer), hoặc 3 tầng (3-tier), vậy nó là gì?

ℹ️ Mô hình 3 lớp là một dạng kiến trúc ứng dụng, trong đó các phần của chương trình được gom vào 3 lớp khác nhau (xem hình minh họa). Thực chất mô hình 3-layer chỉ là một trường hợp đặc biệt của mô hình tổng quát hơn là n-layer, với số lớp có thể từ 2 đến n, các lớp này sẽ nằm lên nhau, và mỗi lớp sẽ chỉ gọi và nhận kết quả xử lý từ lớp ngay bên dưới nó.

Continue reading “MÔ HÌNH 3 LỚP”

Chuyên mục trả lời câu hỏi

No photo description available.

Trả lời:

Ta có thể hiểu thế này, một tiến trình (process) được tạo ra khi bạn tải và chạy một chương trình từ đĩa, nó sẽ có một không gian địa chỉ riêng, độc lập hoàn toàn với các tiến trình khác. Hai tiến trình sẽ nằm ở hai dải địa chỉ khác nhau, nếu muốn nói chuyện thì phải thông qua một cơ chế giao tiếp IPC nào đó (inter-process communication), như TCP/IP, namepipes… Một thread là một luồng xử lý của CPU, là một dãy lệnh mà CPU sẽ thực thi, dãy lệnh đó hiển nhiên sẽ được nạp vào và nằm bên trong một tiến trình.

Có thể hiểu nôm na, mỗi process là một nhà máy, còn các thread là các công nhân. Hai công nhân làm cùng nhà máy thì có thể truy cập vào các tài nguyên chung, còn khác nhà máy thì buộc phải dùng dịch vụ chuyển phát thì mới trao đổi thông tin được. Một nhà máy thì có ít nhất một công nhân – single thread (nhưng cũng có thể có nhiều hơn – multi thread).

Continue reading “Chuyên mục trả lời câu hỏi”

LÀM VIỆC Ở NAUY

Có nhiều bạn còn đi học vẫn thắc mắc không biết khi đi làm thì thế nào, vậy để tôi kể cho các bạn nghe về một ngày của tôi nhé 🙂.

Như đã từng kể trước đây, tôi hiện đang làm trong một nhóm phát triển phần mềm về quản lý vận tải, một mảng trong logistics. Bạn tưởng tượng đang làm chủ một công ty có 20 xe container, 40 tài xế, chuyên chở hàng hóa theo hợp đồng cho các siêu thị, các công ty bán lẻ, cửa hàng trực tuyến, công ty xây dựng… Bạn muốn quản lý các đơn hàng, hợp đồng, muốn biết chính xác xe nào đang ở đâu, trạng thái hàng hóa thế nào. Bạn cũng muốn cho phép khách hàng biết được chính xác từng món đã đi tới đâu, khi nào có thể nhận được… Vậy là bạn đang cần đến một phần mềm như chúng tôi cung cấp. Chúng tôi có các ứng dụng cho trung tâm điều hành, web app, các ứng dụng trên iOS và Android cho tài xế, khách hàng, thậm chí có cả ứng dụng tích hợp trên các xe tải.

Continue reading “LÀM VIỆC Ở NAUY”

BẠN ĐANG CẦN BÍ KÍP HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH?

May be an image of 1 person

Lang thang trên web tìm thấy cuốn “Data Structures and Algorithms” này, xem sơ qua thấy khá hay.https://www.cs.bham.ac.uk/~jxb/DSA/dsa.pdf

Những bạn nào muốn vừa học thuật toán vừa học tiếng Anh chuyên ngành có thể bắt đầu với cuốn này. Các bạn đừng sợ không đọc được, chúng ta nói tiếng Việt nên chẳng ai sinh ra mà đã đọc được cả.Nếu muốn bắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành, các bạn nên đặt ra một mục tiêu, như đọc hết toàn bộ sau 2 tháng, từ đó hãy lập mục tiêu một ngày đọc bao nhiêu trang, đọc hết không có nghĩa là bạn hiểu hết những gì nó viết, nếu thấy khó quá thì bạn có thể tham khảo thêm một quyển sách tiếng Việt về cùng nội dung. Điều này cũng tương tự như khi bạn đọc một cuốn sách chuyên ngành bằng tiếng Việt: Bạn đọc được hết nhưng không chắc sẽ làm được tất cả những gì viết trong đó.

Continue reading “BẠN ĐANG CẦN BÍ KÍP HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH?”

Tiếng Anh có cần cho người lập trình không?

Hỏi nhanh đáp gọn luôn là có!

👉 Vì sao?

– Các tài liệu chuyên ngành hầu hết là viết bằng tiếng Anh, tất nhiên vẫn có tài liệu tiếng Việt, nhưng hoặc viết về những chủ đề cơ bản, hoặc khá chậm cập nhật, và theo cá nhân mình thì đa phần khá í ẹ sau khi dịch xong. Không phải vì người dịch không có kiến thức, mà vì dịch các tài liệu chuyên ngành rất khó.

– Bạn không thể đọc được các bài hỏi đáp trên google, stackoverflow, trong khi đó lại là một nguồn quan trọng giúp giải quyết nhanh các trục trặc phát sinh. Đôi khi tôi tin là nhờ có stackoverflow mà công việc của tôi có thể tiến triển nhanh gấp đôi.

Continue reading “Tiếng Anh có cần cho người lập trình không?”

Giới thiệu về Windows 8 Consumer Preview dành cho nhà phát triển ứng dụng

Microsoft vừa công bố bản Windows 8 Consumer Preview vào ngày hôm qua, với hơn 100.000 đoạn code được thêm mới, phiên bản này có rất nhiều cải tiến so với Windows 7. Là một nhà phát triền phần mềm, tôi có một mối quan tâm đặc biệt với các phiên bản mới của Windows, tôi luôn phải tìm  hiểu những tính năng, công nghệ mới có trong các phiên bản hệ điều hành của Microsoft. Tuy nhiên, cũng như nhiều người khác, kiến thức về Windows 8 và các thành phần mới, cũng như những thay đổi của nó đối với tôi là con số không, vì vậy tôi sẽ bắt đầu quá trình tìm hiểu nó, trong quá trình này, tôi sẽ chia sẻ những gì học được lên blog này, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn có cùng mối quan tâm giống tôi.

Nếu có bất kỳ sai sót gì, các bạn có thể comment ở dưới. Xin chân thành cảm ơn.

Đào Hải Nam

Bài sau được dịch từ: http://msdn.microsoft.com/en-us/windows/apps/hh852650

Giới thiệu

Nếu là một nhà phát triển, Windows® 8 Consumer Preview mang đến cho bạn một nền tảng tuyệt vời để tiếp cận đến hàng triệu người sử dụng Windows hàng ngày cho công việc, sáng tạo hoặc giải trí trên khắp thế giới. Với Windows 8 Consumer Preview, bạn có cơ hội và khả năng tiếp cận chưa từng có đến tập khách hàng toàn cầu. Windows 8 giới thiệu một cơ hội đáng  kể đến các nhà phát triển, với cơ hôi tiếp cận hàng triệu người dùng với các ứng dụng dạng Metro tuyệt vời của bạn.

Các ứng dụng sẽ là trung tâm của trải nghiệm trên Windows 8. Chúng sống với các hành vi và nội dung sôi động. người dùng sẽ đắm mình trong các ứng dụng dạng Metro, chạy ở chế độ toàn màn hình của bạn, nơi họ có thể tập trung vào nội dung, thay vì tập trung vào hệ điều hành.

Với việc đăng ký bán ứng dụng vào gian hàng Windows Store, bạn có thể khai thác được tập người dùng Windows trên toàn cầu, thậm chí ngay từ bước Consumer Preview. Bạn sẽ tận dụng được một tập công cụ và dịch vụ phong phú, bao gồm phiên bản nâng cấp của Microsoft® Visual Studio® Express, Microsoft® Expression Blend®, bản tối ưu của Windows 8 SDK, và dữ liệu cá nhân hóa từ xa, do vậy bạn có thể phát triển và triển khai ứng dụng nhanh hơn, và tăng lợi nhuận.

Với Windows 8, bạn có thể nâng các cao kỹ năng đã có để tạo nên các ứng dụng dạng Metro cho khách hàng của bạn.

  • Các nhà phát triển ứng dụng Web có thể dùng kỹ năng HTML5, CSS3 và JavaScript, cũng như dùng các thư viện JavaScript từ bên thứ ba.
  • Các nhà phát triển .NET Framework và Silverlight có thể dùng kỹ năng XAML, C# và Visual Basic.
  • Các nhà phát triển mong muốn đạt hiệu năng tốt nhất cho các trờ chơi hay ứng dụng nặng về đồ họa có thể dùng sức mạnh của Microsoft DirectX 11.

Với Windows 8, bạn đã sẵn sàng để tưởng tượng, xây dựng và bán ứng dụng tuyệt vời tiếp theo cho cả thế giới.

Continue reading “Giới thiệu về Windows 8 Consumer Preview dành cho nhà phát triển ứng dụng”