Các sơ đồ (class, sequence, E-R, database…) được vẽ ra để:
– Trực quan hóa: giúp người thiết kế dễ dàng nhìn thấy các thực thể, các mối quan hệ, tìm ra các vấn đề có thể xảy ra và xây dựng bước thiết kế tiếp theo.
– Xây dựng tài liệu giúp tra cứu lại sau này, giúp các thành viên mới tham gia vào dự án có thể hiểu được.- Trao đổi thông tin giữa các thành viên trong dự án khi thiết kế.
Mục đích của vẽ diagram, kể cả các UML diagram là để giúp thiết kế/lập tài liệu dễ dàng hơn, không phải là một phương pháp thiết kế.
Chúng ta chỉ nhìn vào 1 sơ đồ ở 1 bước nào đó, nghĩ ra thiết kế ở bước kế tiếp, rồi mới vẽ ra sơ đồ tiếp theo, tức chúng chỉ là kết quả. Học UML mà không học thiết kế cũng giống như khi học lập trình bạn chỉ học cú pháp của ngôn ngữ mà không học gì về thuật toán và cấu trúc dữ liệu. Một hiểu lầm thường thấy là bạn vẽ ra 1 sơ đồ, sau đó tự hỏi từ bước này thì ta làm sao để ra được sơ đồ ở bước kế tiếp. Hiểu lầm đó dẫn đến việc bạn chỉ đọc được sơ đồ (class diagram chẳng hạn) có cái gì, nhìn vào một cái có sẵn thì hiểu, nhưng không thể tự mình vẽ ra.
Và nếu có vẽ cũng không biết mình vẽ đúng hay sai .