Thêm Model

Trong phần này bạn sẽ thêm các lớp để quản lý phim ảnh chứa trong CSDL. Các lớp đó sẽ là phần “model” của ứng dụng ASP.NET MVC.

Bạn sẽ dùng một công nghệ truy cập cơ sở dữ liệu trong .NET Framework được biết đến như Entity Framework để định nghĩa và làm việc với các lớp mô mình này. Entity Framework (hay được gọi ngắn gọn là EF) hỗ trợ một phương thức phát triển được gọi là Code First. Code First cho phép bạn tạo các đối tượng dữ liệu bằng cách viết các lớp đơn giản. (Các lớp này được biết như các lớp POCO, viết tắt từ “plain-old CLR objects”). Bạn có thể tạo luôn CSDL ngay lúc chạy, cho phép bạn phát triển ứng dụng nhanh chóng và sáng sủa.

Continue reading “Thêm Model”

ASP.NET MVC 5: Thêm View

Trong phần này chúng ta sẽ sửa lại lớp HelloWorldController class để dùng các file template cho view nhằm giúp việc tạo phản hồi dạng HTML về cho trình duyệt dễ dàng hơn.

Bạn sẽ tạo một file template sử dụng Razor view engine. Các file view dựa trên Razorcó phần mở rộng .cshtml, và cung cấp một các rõ ràng để tạo ra nội dung HTML sử dụng C#. Razor tối thiểu hóa số ký tự và số lần gõ phím để viết một template, và cho phép việc code nhanh chóng và trôi chảy hơn.

Hiện tại phương thức Index trả về một chuỗi với một thông điệp được hard-coded trong lớp controller. Sửa lại phương thức Index để trả về một đối tượng View, như hình dưới đây:

public ActionResult Index() 
{ 
    return View(); 
}

Phương thức Index ở trên dùng một view template để tạo ra nội dung HTML trả về trình duyệt. Các phương thức của controller (còn gọi là các phương thức action – action method), kiểu như Index ở trên, thông thường sẽ trả về một đối tượng ActionResult, hoặc một lớp thừa kế từ ActionResult, chứ không phải một kiểu nguyên thủy như string.

Continue reading “ASP.NET MVC 5: Thêm View”

ASP.NET MVC 5: Thêm Controller

MVC được viết tắt từ model-view-controller.  MVC là một mẫu thiết kế cho việc phát triển các ứng dụng có kiến trúc tốt, dễ kiểm lỗi và dễ bảo trì. Một ứng dụng MVC chứa các thành phần sau:

  • Models: Là các lớp dùng để biểu diễn dữ liệu và có thể có các phép kiểm tra để đảm bảo dữ liệu chứa trong nó phù hợp với logic của ứng dụng.
  • Views: Các file template dùng để tạo ra nội dung HTML.
  • Controllers: Các lớp xử lý các yêu cầu từ trình duyệt, lấy về các Model, và chọn View tương ứng để trả về cho trình duyệt.

Chúng ta sẽ cùng khám phá các khái niệm này trong loạt bài này và tôi sẽ cho bạn thấy các dùng chúng để xây dựng một ứng dụng.

Continue reading “ASP.NET MVC 5: Thêm Controller”

Bắt đầu với ASP.NET MVC 5

Loạt bài này sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản để tạo một ứng dụng ASP.NET MVC 5 sử dụng Visual Studio 2013 Preview. Một ứng dụng Visual Web Developer với mã nguồn C# cũng có sẵn để tải về, bạn có thể download tại đây.

Trong loạt bài này bạn sẽ chạy ứng dụng với Visual Studio. Bạn cũng có thể đưa ứng dụng lên Internet nếu triển khai nó đến một nhà cung cấp dịch vụ hosting. Microsoft cũng có cung cấp dịch vụ hosting miễn phí cho 10 web site nếu bạn có một tài khoản Windows Azure dùng thử miễn phí. Loạt bài này được viết bởi Scott Guthrie (twitter @scottgu ), Scott Hanselman  (twitter: @shanselman ), và Rick Anderson.

Bắt đầu

Trước tiên bạn sẽ cần cài đặt Visual Studio Express 2013 Preview for Web hoặc Visual Studio 2013 Preview.

Visual Studio là một trình IDE (trình tích hợp soạn thảo và các công cụ phát triển), cũng giống như bạn dùng Word để viết tài liệu, bạn sẽ dùng một IDE để viết ứng dụng. Trong Visual Studio, có một thanh công cụ dọc phía trên hiển thị một số tùy chọn cho bạn. Ngoài ra còn có một thanh menu cung cấp một cách khác để thực hiện các nhiệm vụ trong IDE (Ví dụ, thay vì chọn New Project từ trang Start, bạn cũng có thể dùng menu và chọ File>NewProject).

Continue reading “Bắt đầu với ASP.NET MVC 5”

Thực hiện các tính năng CRUD với Entity Framework trong ứng dụng ASP.NET MVC

Trong bài viết trước, bạn đã tạo một ứng dụng MVC cho phép lưu trữ và hiển thị dữ liệu dùng Entity Framework và SQL Server Compact. Trong phần này bạn sẽ xem lại và tùy biến các câu lệnh cho phép xem, thêm, xóa, sửa dữ liệu mà trình hỗ trợ của MVC đã tự động tạo cho bạn trong các view và controller.

Ghi chú: Trong thực tế, người ta thường dùng mẫu thiết kế Repository để tạo lớp trừu tượng giữa controller và DAL. Để giữ cho bài viết được đơn giản, bạn sẽ không xây dựng một repository cho tới các bài viết sau trong cùng loạt bài này.

(CRUD: Create, Read, Update, Delete)

Continue reading “Thực hiện các tính năng CRUD với Entity Framework trong ứng dụng ASP.NET MVC”

ASP.NET MVC Release Candidate 2 ra mắt

Bản ASP.NET MVC RC2 đã được giới thiệu hôm 03/03, trong bài này tôi sẽ nói sơ qua những thay đổi của phiên bản này so với phiên bản trước.

Có 3 thay đổi chính bao gồm.

  • Bản cài đặt yêu cầu .NET 3.5 SP1
  • Vẫn có thể triển khai bằng cách đưa các thư viện vào trong thư mục bin nếu dùng .NET 3.5 (không có SP1): khi cài ASP.NET MVC, các thư viện System.Web.Mvc, System.Web.Routing, System.Web.Abstractions sẽ được thêm vào GAC trên máy cài đặt. Điều này sẽ không gây ra vấn đề gì nếu bạn đang cài đặt và chạy ASP.NET MVC trên cùng một máy. Tuy nhiên, nếu bạn định triển khai lên một máy khác có thể sẽ gặp trục trặc nếu máy đó chưa được cài sẵn ASP.NET MVC. Bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách đưa các thư viện này vào thư mục bin của ứng dụng. Nếu dùng cách này, máy chủ của bạn chỉ cần .NET 3.5 (không có SP1) vẫn có thể chạy được.
  • Chế độ chỉ cài đặt cho server: Trong bản cài đặt này, bạn có thể cài ASP.NET MVC lên máy tính không có Visual Studio, trong trường hợp đó, bộ cài đặt sẽ không cài đặt các template cho VS, các thư viện sẽ vẫn được cài đặt vào GAC và các native image vẫn được tạo.

Bạn có thể tải về bản ASP.NET MVC RC2 tại đây.

Mã nguồn có thể tải về tại đây.