Phiên bản mới của Android SDK đã sẵn sàng để download

Sau 1 tháng công bố phiên bản đầu tiên của Android SDK, Google đã tiếp tục đưa ra phiên bản tiếp theo có mã là m3-rc37a (nghe cái tên thật là rối rắm D)
Ngoài các lỗi đã được sửa còn có một số thay đổi như sau:
– Skin mặc nhiên của Android nay là HVGA, ở dạng đứng và không có bàn phím.
– IntentReceivers nay có thể được dùng để bắt các tin nhắn được gửi tới.
– Emulator có thêm bảng điều khiển cho phép giả lập các sự kiện mạng như trạng thái tín hiệu thay đổi hay có cuộc gọi đến (tính năng này trước đây phải dùng dòng lệnh).
– Eclipse plugin nay có thể hiển thị syntax highlighting cho các file XML.

Bạn có thể tải về phiên bản này tại đây

HTC Omni sẽ là điện thoại Google đầu tiên?

Mọi người đều đã nghe nói đến điện thoại Google, sự kiện gần đây nhất là hãng phần mềm này đã đưa ra bộ công cụ phát triển (SDK) cho hệ phần mềm mang tên Android, dù chỉ mới là phiên bản xem trước (preview) nhưng cũng đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của giới phần mềm.
Vậy một chiếc điện thoại GPhone trông sẽ như thế nào ? Tất nhiên Google sẽ không sản xuất điện thoại, nhưng chắc chắn, sẽ có nhiều nhà sản xuất lớn tham gia vào thị trường này. Và ứng cử viên số một là HTC Ommi. Continue reading “HTC Omni sẽ là điện thoại Google đầu tiên?”

Chương trình Android thứ hai: MineSweeper

Có lẽ đây là một trong những trò chơi phổ biến nhất trên thế giới, Việt Nam ta vẫn gọi nó là trò gỡ mìn. Do logic chương trình và đồ họa đơn giản nên tôi thường coi nó như là một bài tập mỗi khi học một công nghệ lập trình nào mới. Trước đây đã có Pascal MineSweeper, Applet MineSweeper, Javascript MineSweeper… và nay xin giới thiệu với các bạn: Android MineSweeper Continue reading “Chương trình Android thứ hai: MineSweeper”

Chương trình Android đầu tiên: Giải phương trình bậc 2

Cách đây ít ngày, Google đã đưa ra bộ công cụ phát triển phần mềm cho Android (Android SDK), một nền tảng mới cho các dòng máy di động. Android là một nền tảng hoàn chỉnh dựa trên hệ điều hành Linux (kernel 2.6), các ứng dụng chạy trên máy ảo Java – phiên bản được thiết kế cho các dòng máy di động có tên Dalvik.

Các tính năng mà Android hỗ trợ rất rộng, bao gồm đồ họa 2D, 3D (dựa trên OPENGLES), khả năng định vị (hiện chỉ dùng GPS), Bluetooth, EDGE, 3G, WiFi, hỗ trợ thoại GSM, dữ liệu có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu SQLLite… tất nhiên các thiết bị hỗ trợ Android sẽ không do Google sản xuất, và một số tính năng nâng cao như Wifi, GPS, 3D hardware accelerator… sẽ phụ thuộc vào từng dòng thiết bị cụ thể.

Một tin vui cho các lập trình viên là các bước phát triển ứng dụng trên Android rất đơn giản, với sự hỗ trợ của nhiều thư viện có sẵn, mô hình lập trình khá sáng sủa, cùng với IDE Eclipse, đến thời điểm hiện tại thì bộ tài liệu của nó còn khá sơ sài, đặc biệt là về API. Tuy nhiên, đối với những người đã thành thạo Java, đặc biệt là đã từng xây dựng các ứng dụng cho di động thì việc tiếp cận rất dễ dàng.

Địa chỉ chính thức của Android hiện tại là: http://code.google.com/android/

Continue reading “Chương trình Android đầu tiên: Giải phương trình bậc 2”