Liệu từ một người không biết gì về lập trình thì có khả năng đi làm sau 1 năm không nhỉ?


Nếu lướt qua các hội nhóm lập trình thì câu trả lời có lẽ là không! Riêng tôi câu trả lời cũng là không nốt! 😅

Đùa đấy, thực ra câu trả lời là hoàn toàn được. Những người đã học vài năm có lẽ sẽ cười vào mũi tôi, vì cứ tưởng lập trình là dễ lắm ấy, chắc ông này chưa đi làm bao giờ.

Vậy tôi sẽ hỏi lại một câu khác:

“Liệu từ một người không biết gì về lập trình thì có khả năng đi làm sau 2000 giờ học không nhỉ?”

What? 2000 giờ? 2000 giờ to hơn hẳn 1 năm chứ? 1 năm thì khó chứ học cả 2000 giờ thì có gì mà không làm được? Thậm chí 1000 giờ cũng đủ ý chứ! 😌

Nếu thử thực hiện một phép chia, 2000/365, sẽ có ngay đáp án là 5,5 giờ mỗi ngày, một con số bé nhỏ so với thời gian làm việc của bạn sau này😉. Nếu bạn học trong nửa năm thì cũng đã được tới 1000 giờ rồi.

Vậy nhưng việc hiện thực hóa kế hoạch 2000 giờ này lại không dễ, bởi những lý do sau:

– Không tuân thủ kỷ luật.

– Không biết phải học như thế nào, lộ trình ra sao, phải bắt đầu từ đâu.

– Không biết học đến đâu là đủ, không biết khi vào thực tế người ta yêu cầu mình thế nào.

Một năm tuy dài nhưng sẽ trôi qua rất nhanh nếu bạn không tập trung và không có một lộ trình bài bản, do vậy bạn sẽ cần:

– Coi mục tiêu học là cao nhất, là tối thượng, là tất cả. Tất cả những việc khác nếu làm ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của bạn sẽ phải dời lại phía sau.

– Tận dụng tất cả thời gian cho việc học tập. Thật ra với 24 – 5,5 = 18,5 giờ trong một ngày, tôi không nghĩ bạn phải hi sinh nọ kia thì mới làm được. Nhưng hãy nhớ, dành càng nhiều thời gian, bạn hoàn thành mục tiêu càng sớm, và có thêm thời gian cho nhưng mục tiêu cao hơn.

– Hãy cố gắng tìm một người có kinh nghiệm giúp bạn lên kế hoạch: Học cái gì? Trong bao lâu? Nhớ tìm một người có kinh nghiệm thực tế, phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn, có kiến thức tốt, đừng chỉ biết lên mạng chém gió như ông Nam… Bởi khả năng của mỗi người học khác nhau, người có kinh nghiệm có thể đánh giá và giúp bạn đặt mục tiêu và kế hoạch phù hợp nhất cho bạn.

– Chịu khó tìm hiểu để biết ngành phần mềm vận hành thế nào, vai trò chức năng và công việc của từng bộ phận, điều này sẽ giúp bạn sau này dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau.

– Tìm hiểu các công nghệ đang có, sắp có, đang phổ biến, sẽ phổ biến… làm tốt điều này bạn mới có cơ hội trở thành người dẫn dắt được, dù chỉ trong một tổ chức nhỏ. Ngược lại, bạn sẽ chỉ mãi đi theo và mãi là một junior developer trong mắt người khác. Tham khảo kinh nghiệm từ những người làm việc lâu năm là một kênh cực kỳ hữu ích.

Chúc các bạn hoàn thành mục tiêu và trở thành con ngoan trò giỏi! 😅

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s